Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi, trong mạch núi cao khoảng 100m đến 400m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu.
- Du lịch Hàn Quốc (6 ngày ): 15.900.000đ
- Du lịch Thái Lan (5 ngày): 6.490.000đ
- Du lịch Nhật Bản mùa hè (5 ngày): 24.900.000đ
- Du lịch Singapore - Malaysia (6 ngày): 12.900.000đ
Thánh địa Mỹ Sơn là một địa điểm được nhiều du khách khám phá nhưng nó ít được đưa vào những lịch trình tour Đà Nẵng thường xuyên của các công ty du lịch chuyên về tổ chức tour Đà Nẵng, cũng không chính vì đó mà du lịch thánh địa Mỹ Sơn Đà Nẵng ít được khách du lịch biết đến, tuy không có tour thường xuyên tổ chức về thanh đia Mỹ Sơn nhưng được các dân du lịch phượt hoặc các du khách quốc tế thường xuyên đến đây khám phá vì Thánh Địa này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1999.
>>>> Tham khảo các bài viết cùng chuyên mục:
– Những điểm đến thú vị ở Đà Nẵng
Thánh Địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km.
Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi, trong mạch núi cao khoảng 100m đến 400m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Thánh Địa Mỹ Sơn Đà Nẵng là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ.
>>>> Xem tiếp bài viết: Cầu Rồng ở Đà Nẵng – niềm tự hào của thành phố
– Thế kỷ thứ 4, thánh địa Mỹ Sơn được vua Bhadravarman I xây dựng nhằm thời cúng Linga và Thần Shiva theo đạo của Ấn Độ và cả về kiến trúc. Theo sách sử thì không có một tài liệu nào nói về sự hình thành Thánh Địa Mỹ Sơn, chỉ dựa vào những di vật được các nhà khảo cổ học tìm thấy được ghi dấu thuộc thời đại vua Bhadravarman I và những tắm bia có ghi những dòng chữ Phạn Cổ Đại, ông vua này trị vì từ năm 381 đến 413 có lẽ đó mà được cho là Thánh Địa Mỹ Sơn vào thế kỷ thứ 4. Lúc đó những ngôi đền được xây dựng bằng gỗ.
– Đầu thế kỷ 7, thánh địa được xây dựng bằng gạch bởi vua Sambhuvarman (trị vì từ năm 577 đến năm 629), do ngồi đền bằng gỗ đã bị cháy trong một trận hỏa hoạn lớn tại đây và ngôi đền mới được xây dựng và tồn tại cho đến ngày nay.
– Cuối thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, các triều đại kế tiếp đã cho sửa chữa những ngôi đền cũ và xây dựng thêm nhiều tháp lớn nhỏ mới để thời các vị thần. (Gạch và chất liệu xây dựng của người Chăm Pa kế hợp kỹ thuật xây cho nên những đền tháp rất bền, trải qua bao nhiêu thế kỷ mà vẫn còn tồn tại, đây chính là bí ẩn chưa được các nhà khoa học hiện nay khám phá được).
– Năm 1694, sau khi vương quốc Chiêm Thành bị sụp đổ và lụi tàn thì Thánh Địa Mỹ Sơn cũng đã bị lãng quên.
– Năm 1885, Thánh Địa Mỹ Sơn được phát hiện bởi các nhà khám phá người Pháp.
– Năm 1898 -> 1899, hai nhà khảo cổ học Louis de Finot và Launet de Lajonquere người Pháp đã nghiên cứu các văn bia ký tự ở Thánh Địa Mỹ Sơn.
– Năm 1901 -> 1902, nhà khảo cổ học Henri Parmentier người Pháp đã nghiên cứu về nghệ thuật tại thánh địa này.
– Năm 1904, Ông Henri Parmentier và ông Olrpeaus tổ chứa khai quật khảo cổ tại thánh địa và cho công bố tài liệu cơ bản về Thánh Địa Mỹ Sơn.
– Hiện nay, những kết quả khai quật được ở Thánh Địa Mỹ Sơn cho thấy các vị vua Chăm Pa được chôn cất tại đây ở thể kỷ thứ 4, tổng số công trình kiến trúc tại đây là 70 ngôi tháp lớn nhỏ. Theo các nhà khảo cổ Thánh Địa Mỹ Sơn là trung tâm văn hóa tôn giáo của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.
Các di vật được khai quật khảo cổ tại Thánh Địa Mỹ Sơn :
Thánh Địa Mỹ Sơn Đà Nẵng được khai quật rất nhiều di vật như : các pho tượng, các bức điêu khắc, bệ thờ và Linga tuy nhiên lúc ấy là thời kỳ Pháp thuộc nên các di vật quý đã được lấy đem về Pháp, còn một số di vật hiện nay được trưng bày ở các bảo tàng : Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Còn các đền tháp hiện nay tại Thánh Địa Mỹ Sơn được bảo tồn tránh tình trạng suy sụp, cũng nhờ vào sự hỗ trợ của Nhật Bản, chính phủ Ý và Bộ Văn Hóa Việt Nam đầu tư bảo tồn phục chế để giữ lại các di tích không bị sụp đổ.
>>>> Xem thêm tour du lich Đà Nẵng: Tour du lịch Đà Nẵng 5 ngày 4 đêm
Vị trí Thánh Địa Mỹ Sơn :
Thánh địa thuộc xã Duy Phú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Cách Trà Kiệu 20km về phía Tây, cách phố cổ Hội An 45 km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 68km về phía Tây Nam, cách cố đô Huế 145km về phía Nam.
Đến Thánh Địa Mỹ Sơn từ Đà Nẵng :
Từ thành phố Đà Nẵng -> chạy theo quốc lộ 1A về hướng Nam -> tới chợ Nam Phước -> chạy thêm một chút nữa là tới ngã tư -> rẻ phải theo đường TL 610 -> chạy thẳng TL 610 khoảng 18,5 km có một cái ngã 3 có để cái bảng Thánh Địa Mỹ Sơn rẻ trái -> chạy thẳng theo con đường đó là tới Thánh Địa Mỹ Sơn.
Thông tin tham quan Thánh Địa Mỹ Sơn :
– Vé tham quan : khách trong nước giá 60.000 vnđ/vé, khách quốc tế giá 100.000 vnđ/vé, trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi miễn phí vé tham quan. (Vé tham quan bao gồm phí đi xe điện đến nơi di tích và xem biểu diễn văn nghệ)
– Thời gian mở cửa : từ 6h30 sáng đến 17h00. (khu di tích mở tất cả các ngày trong năm, kể cả các ngày lễ, tết).
>>>> Đăng ký tour du lịch Đà Nẵng tại:
Nguồn: toptravels.vn